I Nguồn gốc xuất sứ hồng nhân hậu
Nhân Hậu là tên một xã cũ của huyện Lý Nhân, nay là xã Hoà Hậu. Đồng thời, đây cũng chính là làng Đại Hoàng xưa - quê hương của cố nhà văn Nam Cao. Nơi đây thiên nhiên đã phú cho không chỉ có giống chuối Ngự nổi tiếng thơm ngon mà còn có loại hồng không hạt mà ta thường gọi là hồng không hạt Nhân Hậu. Loại hồng không hạt này vừa có quả to, hình dáng cân đối, khi chín màu đỏ chuyển dần từ màu đỏ tươi sang màu đỏ thẫm, da mỏng mịn căng tròn, không có một vệt nhăn hay rám đen trên mặt quả càng làm cho hình dáng quả thêm hấp dẫn. Khác với tất cả các loại hồng của địa phương khác, không chỉ ở hình dáng quả to, cân đối, đẹp mã mà đặc biệt loại hồng này bên trong không hề có hạt. Ngoài lớp “thịt” quả mềm còn có những nhân của hạt đã thoái hoá, trong như thạch phân bổ đều trong phần ruột quả. Khi ăn ta chỉ cần bóc nhẹ lớp vỏ mỏng như nilon bên ngoài mà vẫn giữ nguyên được hình khối của quả. Vừa đưa vào miệng, lớp thịt quả mềm đã tan ra ngọt lịm để lại những “nhân” giòn như thạch làm cho người thưởng thức có được cảm giác khác lạ mà không có một loại hồng nào có được.Hồng không hạt là đặc sản của Hà Nam hiện đang được bảo tồn và phát triển. Cây Hồng nhân hậu giống được nhân giống vô tính theo hình thức ghép cành ghép ngọn, với đặc tính của nhân giống vô tính cây con luôn mang tất cả các đặc tính tốt nhất của cây mẹ Cây Hồng nhân hậu nhân giống vô tính cho cây giống với khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng ổn định, cây nhanh ra trái Cây Hồng nhân hậu nhân giống vô tính cho cây giống khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu úng chịu hạn cao Cây Hồng nhân hậu giống có chiều cao từ 40-50cm
Cây Giống Hồng Nhân Hậu |
Chúng tôi có cuộc trao đổi với anh Mạnh, chủ vườn cây tại Tổ An Đào, tt. Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. Anh cho biết: đầu năm 2009, giống Hồng nhân hậu đã cho thu hoạch bội thu. Thời điểm anh trồng thử trên địa bàn xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng. Ban đầu mới chỉ có 30 cây, sau những vụ thu hoạch. Dân tại địa phương thấy giống Hồng nhân hậu mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Với những năm trở lại đây, anh không ngừng học hỏi và tìm tòi những kỹ thuật trồng cây hồng, để hướng dẫn các hộ dân ở những tỉnh khác.
Cách nhận biết giống hồng này thật đơn giản. Có hai cách thưởng thức hồng Nhân hậu. Muốn ăn hồng giòn, chỉ cần lấy kim châm quanh đế và đầu quả hồng rồi ngâm trong nước muối loãng. Ngâm trong 3-4 ngày, sau một ngày thay nước muối một lần, thế là đã có những trái hồng giòn, quả vẫn tươi, da vẫn sáng, gọt ra vàng ươm một sắc, cắn giòn sần sật, ngọt không lẫn vị. Người thích hồng chín, chỉ cần ủ hồng trong lớp lá xoan, hay bọc kín, vài ngày trái chín đều, đỏ rực, mọng căng, nhìn đã muốn bóc ra để thưởng thức cái ngọt ngào xâm lấn đầu lưỡi. “Người chẳng đáng một đồng, còn đòi ăn hồng một hột” – người đời xưa đã có câu ca chỉ cái quí của trái hồng ít hạt, nhưng đặc biệt hơn hồng Nhân hậu là thứ quả không hạt.
Hồng ngâm nước hay ăn chín, chẳng bao giờ để lại vị chát ám ảnh khó chịu. Mua hồng Nhân hậu đã ngâm sẵn về, gọt vỏ thấy bên trong lớp quả vàng ươm như trăng rằm mời gọi. Đợi trái hồng Nhân hậu chín đỏ, mua thêm chút cốm tươi làng Vòng chấm cùng, cái dẻo của hạt cốm hòa trong cái mềm ngọt ngào của hồng, xanh đỏ hòa chung.
QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Ms THANH HOA
ĐT: 0979 589 557
ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM
WEBSITE: HTTP://GIONGCAYTRONG.ORG